Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến Z

2305
Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến Z

Bạn sợ hãi mỗi khi nhắc đến Tiếng Anh?

Đặc biệt là Tiếng Anh giao tiếp?

Bạn giống mình, trong quá khứ

 

Vì thế, bạn mong muốn tìm được đúng kĩ thuật và phương pháp

Để có thể tự tin giao tiếp Tiếng Anh với người nước ngoài, trong mọi hoàn cảnh?

 

Là một du học sinh Mỹ, mình hy vọng chia sẻ được những bí quyết hữu ích giúp bạn chinh phục được Tiếng Anh giao tiếp từ A đến Z nhé!

I. ĐÔI ĐIỀU VỀ CÂU CHUYỆN HỌC TIẾNG ANH CỦA MÌNH

1. Mình đã từng khủng hoảng với Tiếng Anh như thế nào?

Đừng vội nghĩ mình là du học sinh Mỹ nên đã giỏi Tiếng Anh ngay từ đầu. Thực tế, mình đã từng có một khoảng thời gian dài VẬT LỘN với Tiếng Anh.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến ZMình luôn là đứa xếp top cuối ở môn Tiếng Anh trong suốt những năm cấp ba. Phát âm thì như cứ như “người giời”, ngữ pháp thì câu trúng câu trật, nghe thì chả hiểu mô tê gì, nên có bao giờ dám mơ đến việc giao tiếp được Tiếng Anh, huống hồ chi đến việc đi du học Mỹ.

……Và mình đã định buông xuôi thế thôi, vì đằng nào mình cũng có thi Đại học môn Tiếng Anh đâu (mình thi ban A).

Nhưng không, cơ hội du học Mỹ đến với mình như một điều may mắn bất ngờ. Và mình chẳng thể nào thực hiện được điều này nếu mình vẫn duy trì trình độ Tiếng Anh như hiện tại.

Mình bắt đầu nghĩ đến việc THAY ĐỔI…

2. Mình đã vượt qua nỗi sợ Tiếng Anh ra sao?

Mặc dù đã quyết tâm cải thiện khả năng Tiếng Anh, nhưng mình vẫn thật sự không tin tưởng bản thân có thể làm được. Trong vòng mục tiêu vỏn vẹn 4 tháng, làm sao có thể biến một đứa kém Tiếng Anh thành một người giao tiếp Tiếng Anh trôi chảy được?

………Từ IMPOSSIBLE, thì mình đã tự nhủ I’M POSSIBLE.

Với xuất phát điểm cực kì thấp, mình đã có thể tự tin giao tiếp Tiếng Anh nhờ kĩ thuật và phương pháp đúng đắn. Mình làm được, và mình tin rằng,

“BẠN CŨNG CÓ THỂ!” Mình không chắc chắn 100% rằng cách học của mình có thể áp dụng được với bất kì ai. Nhưng mình hy vọng những bí quyết Tiếng Anh giao tiếp này sẽ giúp bạn được, một phần nào đó.

Ta cùng bắt đầu thôi!

II. CẨM NANG HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP TỪ DU HỌC SINH MỸ

1. Bí quyết luyện nói Tiếng Anh trôi chảy

Nói là một kỹ năng mà mình cho là khó trong việc học Tiếng Anh. Với Speaking, mình đã tiến hành tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín để tìm kiếm phương pháp luyện nói tốt nhất cho bản thân.

Với mỗi phương pháp, mình có chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau, tương ứng với mỗi cấp độ Basic – Intermediate – Advanced.

Nếu bạn là người đi làm, có quá ít thời gian luyện giao tiếp Tiếng Anh mà vẫn muốn giỏi, hãy tham khảo Top 3 cách học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả cho người đi làm.

Hy vọng những bí quyết này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nói Tiếng Anh nhé!

Sach IELTS Sieu Re IELTSBOOK

1.1. Phương pháp 1: Luyện suy nghĩ mọi thứ bằng Tiếng Anh

Mình chắc là bạn đã nghe đâu đó về phương pháp này rồi, và mình phải nói là nó thật sự có tác dụng đấy! Nền tảng của việc nói Tiếng Anh trôi chảy là bạn phải biết tư duy và phản xạ bằng chính ngôn ngữ này.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến ZThử nghĩ xem, nếu bạn nghe một câu hỏi bằng Tiếng Anh, và bạn đang cần phải trả lời ngay lập tức. Theo thói quen, bạn dịch câu đấy sang Tiếng Việt – hiểu nghĩa, rồi lại phải suy nghĩ câu trả lời bằng Tiếng Việt, và dịch sang Tiếng Anh. Việc này tốn quá nhiều thời gian và công sức, và nó làm giảm độ trôi chảy của câu nói Tiếng Anh rất nhiều.

Vậy, làm thế nào để thực hiện đúng phương pháp này?

Giai đoạn 1 – Basic: Hãy bắt đầu suy nghĩ bằng Tiếng Anh những sự việc hoặc hành động hằng ngày.

    Cùng xem một đoạn ví dụ nho nhỏ mình từng dùng trong giai đoạn đầu với chủ đề Daily Rountine:

“Every morning I wake up at 6 o’clock. I make a cup of tea and iron my clothes. I have a shower and get dressed. I usually wear jeans and a normal polo shirt. Then I take a bus to school. It takes about 45 minutes to get to my destination about three miles away.”

→ Bạn thấy đấy, mình đã dùng những mẫu câu với cấu trúc đơn giản cùng từ vựng khá thông dụng. Hãy nhớ rằng, đây là giai đoạn làm quen cho những bạn mới bắt đầu luyện nói Tiếng Anh.

   Vì thế, mình khuyên bạn nên sử dụng những câu đơn với ngữ pháp đơn giản, với những chủ đề quen thuộc để luyện dần tư duy và phản xạ Tiếng Anh. Đừng quá tham lam mà sử dụng các câu ghép hoặc có cấu trúc phức tạp, bạn nhé!

Giai đoạn 2 – Intermediate: Sau giai đoạn tập làm quen ban đầu, hãy cố kết nối và xâu chuỗi các câu đơn lại thành những câu ghép, câu phức chẳng hạn.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến ZTìm nhiều cách khác nhau để diễn đạt một câu Tiếng Anh. Điều này sẽ giúp bạn tránh “đứng hình”, trở nên linh hoạt hơn khi gặp những từ/cụm từ mới. Cùng xem ví dụ dưới đây nhé!

“Recently, I have read a book called “Me Before You” by Jojo Moyes. I like this book because I have learned such a huge amount of knowledge from it.

……For example, the meaning of love, the value of family, etc. I think that everyone needs to read “Me Before You” once to broaden their own mind about precious things in life.”

→ So với bài luyện nói giai đoạn Basic, bạn đã thấy sự xuất hiện của các từ nối, cùng một số từ ngữ với level cao hơn rồi, đúng không nào?



     ✅ Giai đoạn 3 – Advanced: Khi đã dần thành thục, hãy cố gắng kết nối nhiều câu nhất có thể với cấu trúc, thì khác nhau thành một câu chuyện có nghĩa. 

Cùng xem một ví dụ để rõ hơn phương thức hoạt động của phương pháp này trong giai đoạn cuối cùng nhé!

“A hobby I enjoy is painting. I can’t say I’m very artistic, but I like painting. Frankly, I can’t remember how I got the idea to learn to paint, but once I decided I wanted to do it, I looked for classes at the local community center…..I’ve taken several painting classes there, and I’ve learned a lot.

……You know, I work all the time to improve my technique. I’ve had a lot of frustrations, but when I feel like I’ve finally made a painting look the way I want it to look, I feel satisfied.”

→ So với hai giai đoạn còn lại, trong giai đoạn 3 này, mình đã dùng nhiều mẫu câu với cấu trúc phức tạp hơn, với các từ nối, filler words – những từ (hoặc cụm từ) được dùng để lấp đầy sự im lặng trong giao tiếp. Ngoài ra, các từ ngữ cũng đã high-level hơn, chứ không chỉ là các từ vựng thông dụng được sử dụng trong các giai đoạn đầu.

Mình xin được gợi ý một số filler words sau để giúp cho bài nói của bạn trở nên tự nhiên và trôi chảy hơn như:  Well, like, right, actually/basically/seriously, literally/totally/clearly, you see/you know, I mean, Believe me, I guess/I suppose,…

Sau khi đã vượt qua ba giai đoạn này, việc suy nghĩ mọi thứ bằng Tiếng Anh sẽ biến tự biến thành phản xạ tự nhiên trong tư duy của chính bạn. 

1.2. Luyện nói Tiếng Anh trước gương

Nghe qua thì có vẻ hài hước, nhưng đây lại là một trong những phương pháp luyện nói Tiếng Anh hữu dụng nhất cho người mới bắt đầu.

Nếu bạn còn chưa thật sự tự tin khi nói Tiếng Anh với người khác, hãy luyện nói một mình qua gương. Phương pháp này giúp bạn quan sát được khẩu hình miệng, khuôn mặt và cơ thể của chính bản thân khi nói, từ đó giúp bạn giao tiếp tự tin hơn rất nhiều với người thật.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến ZLàm thế nào để luyện nói Tiếng Anh trước gương hiệu quả?

 ✅ Giai đoạn 1: Bắt đầu với những sự kiện hằng ngày bạn đã trải qua.

Dành khoảng 5 phút mỗi ngày để làm điều này trước gương. Mỗi khi bạn gặp một từ mà bạn không biết diễn tả ra sao, hãy cố gắng diễn đạt từ này bằng một câu dài, hoặc đưa ra ví dụ minh họa. Sau đó, tra từ điển để học kĩ – nhớ sâu.

Giai đoạn 2: Mỗi ngày một chủ đề.

Hãy tìm một chủ đề bất kì mỗi ngày để luyện nói Tiếng Anh trôi chảy, có thể là những chủ đề quen thuộc như Environment, Family, School,…

Giai đoạn 3: Tăng Dẫn Độ Khó

Linh hoạt với trường chủ đề khó tăng dần, có thể là những chủ đề ít gần gũi hơn và đòi hỏi tìm hiểu và nghiên cứu ngành chuyên sâu hơn: Politics, Industrialization, Globalization,… 

Nếu bạn gặp phải ý mà không biết diễn đạt ra sao, cứ tiếp tục, đừng dừng lại. Hãy cố gắng diễn giải nó theo một cấu trúc đơn giản nhất có thể.

1.3. Thực hành nói qua app học Tiếng Anh

App Tiếng Anh được khá nhiều người học lựa chọn để cải thiện khả năng Nói trên nhiều phương diện: phát âm, ngữ điệu, độ phản xạ. Ngoài ra, với thời gian học khá linh hoạt, bạn có thể linh động thực hành nói Tiếng Anh, ở bất cứ đâu.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến ZSau đây là một số app luyện nói Tiếng Anh hữu dụng mà mình từng trải nghiệm và cảm thấy khá hữu ích:

SpeakingPal: Dựa trên nền tảng nhận diện giọng nói chính xác, đây là ứng dụng mình từng dùng để cải thiện khả năng phát âm. Với 100 cấp độ học, từ dễ đến khó, bạn sẽ tìm được mức độ phù hợp với khả năng, từ đó, hoàn thiện khả năng Speaking đáng kể.



Cambly: Ứng dụng cho phép bạn kết nối với một giáo viên (tutor) người bản xứ để học cùng thông qua chat video live. Tutor sẽ góp ý về vấn đề bạn đang gặp phải như phát âm, từ vựng, hoặc ngữ pháp để bạn kịp thời cải thiện.

Duolingo: Điểm đặc biệt là ứng dụng được “game hóa” nên bạn sẽ có trải nghiệm vừa chơi vừa học khá thú vị. Duolingo hỗ trợ trên cả 4 kỹ năng Tiếng Anh: Nghe – Nói – Đọc – Viết (điểm cộng lớn).

1.4. Thực hành giao tiếp Tiếng Anh với người nước ngoài:

Một ưu điểm  nổi bật của phương pháp này chính là việc bắt chước được ngữ điệu, cách nhấn nhá vô cùng tự nhiên của người bản ngữ. Ngoài ra, nhờ đó, bạn cũng làm quen dần với nhiều accent Tiếng Anh khác nhau, như Anh – Anh, Anh – Mỹ hay Anh – Úc,…

Vậy làm sao để luyện nói Tiếng Anh với người nước ngoài?

“Săn” Tây: Đây là phương pháp được khá nhiều bạn trẻ áp dụng vì hiệu quả mang lại và sự tiết kiệm chi phí. Nói nôm na, phương pháp này giúp bạn tiếp cận và nói chuyện với người nước ngoài trong khoảng 5 – 10 phút. Một số địa điểm bạn có thể lựa chọn để thực hiện phương pháp này tại Hà Nội là Hồ Hoàn Kiếm, Phố Cổ, Văn Miếu, Hồ Tây,…

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến Z

Mình xin có một vài lưu ý nho nhỏ cho bạn khi “săn Tây” nhằm tránh những tình huống khó xử:

– Nhằm tạo bầu không khí thân thiện nhất để làm quen với người nước ngoài, bạn nên nói rõ là sẽ làm phiền họ trong vài phút để rèn luyện khả năng Tiếng Anh. Mẫu câu nên dùng để bắt đầu cuộc hội thoại là:

….”Excuse me, can I practice my English with you for about 5 minutes” hoặc “Would you mind spending a few minutes practicing English with me?”….

– Sẽ tốt hơn nếu bạn “săn” Tây cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ từ 2 đến 3 người. Hãy thử nghĩ một đám đông vây quanh 1 – 2 khách nước ngoài thì cảm nhận của họ sẽ ra sao? Ngoài ra, với nhóm ít người, bạn càng lại có nhiều cơ hội để luyện nói Tiếng Anh hơn đấy.

– “Săn” Tây sẽ dễ dàng thành công hơn nếu bạn biết 12 cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Anh ấn tượng nhất dưới đây.

Chuyện trò với khách với những chủ đề gần gũi, như cảm nhận của họ về đất nước và con người Việt Nam, hoặc hỏi về những điểm đặc sắc về nước họ: phong cảnh, ẩm thực, văn hóa, truyền thống,…Ví dụ nhé:

– Do you try Vietnamese food? Is it delicious?

– Would you like me to give you some food recommendations to try?

– Do you know what the good things and bad things are here? 

– Have you ever come across any unusual food or drinks here? What happened?

– Where in Viet Nam have you been to?Which one is your favorite? Why?

– What do you like most about this city?



➡️ Nhằm tránh làm phiền khách nước ngoài, bạn chỉ nên duy trì cuộc hội thoại tầm 5 – 10 phút.

➡️ Kết thúc cuộc trò chuyện với lời cảm ơn chân thành, cùng lời chúc cho chuyến hành trình khám phá Việt Nam của họ nhé. “Thank you so much for your time. Have a nice trip in Vietnam!”.

Dẫn tour học Tiếng Anh: Khác với “săn” Tây, dẫn tour cho phép bạn nói chuyện xuyên suốt từ 3 – 6h với người bản ngữ mà không sợ làm phiền họ.

    Với phương pháp này, bạn sẽ đóng vai trò như một người bạn đồng hành, dẫn du khách nước ngoài đến tham quan và khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng đó đây. Đổi lại, du khách sẽ giúp bạn sửa phát âm, từ vựng hoặc cấu trúc câu trong Tiếng Anh. Dựa trên trải nghiệm bản thân, đây là phương pháp mình cho là hiệu quả nhất để luyện nói Tiếng Anh.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến Z

Bạn có thể tham khảo list các CLB dẫn tour Tiếng Anh ở đây: https://edutrip.edu.vn/tieng-anh-giao-tiep/top-3-cau-lac-bo-dan-tour-hoc-tieng-anh-chat-luong-nhat-ha-noi/

2. Phương pháp tăng khả năng Listening hữu ích

Theo mình thấy, mình thấy Nghe là kĩ năng dễ cải thiện nhất so với các kỹ năng khác trong Tiếng Anh. Nói như vậy không có nghĩa rằng bạn sẽ chinh phục được kỹ năng này trong một thời gian ngắn mà thiếu đi sự kiên trì.

Nghe thì dễ cải thiện đấy, nhưng cũng dễ gây cho bạn sự chán nản nếu không áp dụng phương pháp phù hợp hoặc tìm nhầm nguồn tài liệu. Mình xin tạm chia ra 3 mức cấp độ để luyện nghe như sau:

2.1. Giai đoạn 1 (sơ cấp)

Nếu trình độ Nghe của bạn đang ở con số 0, hãy bắt đầu từ giai đoạn này trước nhé!

Vì là giai đoạn đầu tiên nên bạn phải cực kì chú trọng và không được bỏ cuộc giữa chừng. Để tránh gây ra sự chán nản, mình sẽ chỉ giới thiệu những bí quyết giúp kích thích và khơi gợi cảm hứng học Listening Tiếng Anh của bạn nhé!

2.1.1. Về phương pháp “Tắm Ngôn Ngữ”

Đối với một ngôn ngữ, khi bạn nghe và hiểu được nội dung, bắt đầu từ thông tin nền (tổng quan), đến các thông tin cụ thể, nhỏ nhặt và chi tiết hơn; thì xin chúc mừng, bạn đang trên bước đường thành công trong việc chinh phục kĩ năng Listening.

Nhưng muốn làm được như vậy thì không chỉ cần sự nỗ lực trong ngày một, ngày hai, mà phải là cả một quá trình. Một trong những phương pháp mà mình đã sử dụng để cải thiện kĩ năng Nghe là Tắm Ngôn Ngữ.

Nói nôm na, “Tắm ngôn ngữ” là Nghe – Lặp lại, tức là bạn đã nắm được nội dung của bài Nghe, ít nhất đến 80%. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bạn cải thiện được khả năng phát âm, nhấn nhá hay khả năng xây dựng cấu trúc câu,…Tất cả đều là nền tảng căn bản khiến bạn thật sự chinh phục được Tiếng Anh giao tiếp.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến ZVậy “Tắm ngôn ngữ” như thế nào cho đúng cách?

Trước khi bật mí cách thức cụ thể, mình xin có một điểm lưu ý nho nhỏ: “Dục tốc bất đạt”. Với những bạn mới bắt đầu, hãy chọn những nguồn Listening chậm, đơn giản và dễ hiểu.

     Bởi với những nguồn Listening ở mức độ cao hơn sơ cấp thì thông thường tốc độ sẽ nhanh hơn, và chứa nhiều từ vựng mới hơn (có thể là từ ngữ chuyên ngành). Một khi đã không nghe được, tâm lý của chúng ta dễ sinh ra thất vọng, chán nản, và đôi khi bỏ dở giữa chừng thì hỏng.

Mấu chốt của phương pháp Nghe – Lặp lại là các bạn hãy bật tài liệu lên và cố gắng lặp lại những gì bạn đã nghe được.

– Ban đầu, đừng vội nghe câu dài (như câu ghép hoặc câu phức với cấu trúc phức tạp). Hãy nghe câu đơn với cấu trúc đơn giản, dễ hiểu

– Với người mới bắt đầu học Tiếng Anh, bạn có thể nghe và dừng lại ở một cụm, sau đó nâng lên thành một câu hoàn chỉnh. Cứ thế, bạn nghe và lặp lại cho đến hết cuối bài Listening.

– Đối với những từ không nghe được thì bạn đừng vội lo lắng, vì bài Listening còn có hẳn 1 bản transcript cho chúng mình tham khảo mà. Nhưng các bạn đừng vì thế mà phụ thuộc quá nhiều vào bản này nhé. Hãy nghe và lặp lại thật nhiều lần chỗ không nghe được. Khi nào cảm thấy không tài nào lặp lại được từ (hoặc cụm từ) đó thì hẵng xem transcript.

…….Sau khi xem transcript xong thì hãy nghe lại đoạn đấy một lần nữa để quen dần với cách phát âm của từ (hoặc cụm từ) mà nghe và lặp lại không được.

Ngoài ra bạn có thể mua sách IELTS giá siêu siêu rẻ tại IELTSBOOK để luyện chép chính tả và tắm ngôn ngữ nhé >> IELTSBOOK

2.1.2. Về phương pháp nghe bị động

Khác với nghe chủ động, nghe bị động có thể hiểu là các bạn chỉ nghe những gì truyền đạt đến mình mà không cần xử lí thông tin. Vì sao mình cho rằng phương pháp này phù hợp với những người mới bắt đầu học Tiếng Anh?

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến Z

→ Phương pháp nghe bị động giúp bạn thoải mái đầu óc, kích thích sự tiếp cận thường xuyên với Tiếng Anh mà không bị cảm giác “over”. Bạn sẽ không cần phải quá tập trung xuyên suốt bài Listening, không phải đặt nặng áp lực gì cả. Chỉ cần nghe và hiểu được nội dung cốt lõi mà bài Listening muốn truyền tải là tốt rồi.

– Với tinh thần này, mình khuyến khích bạn chọn những nội dung mang tính chất giải trí, hoặc bất cứ chủ đề nào mà bạn thích, với tốc độ chậm. Nếu bạn cho rằng bài Nghe đang có tốc độ quá nhanh so với khả năng của bạn, thì hãy giảm tốc độ lại (bằng phần mềm nghe VLC chẳng hạn, hoặc qua tiện ích giảm tốc độ trên Youtube).

2.1.3. Nguồn tài liệu

Vì là mức độ sơ cấp, nên mình xin gợi ý một số nguồn nghe chậm, đơn giản và dễ hiểu như sau:

Ello: Có cả dạng audio và video, được thực hiện bởi các thứ tiếng Anh: Anh – Mỹ, Anh – Ấn, Anh – Nhật, Anh – Việt…

Culips: Trang này tiếng Anh – Mỹ, nói khá chậm, nhiều chủ đề, transcript đầy đủ, rất phù hợp với những bạn trình độ cơ bản.

ESL: Tích hợp nhiều audio ngắn, phù hợp cho những bạn mới bắt đầu học Tiếng Anh, tốc độ vừa phải – từ vựng đơn giản, dễ hiểu.



2.2. Giai đoạn 2 (Trung cấp)

Một khi bạn đã nghe và lặp lại được quen dần những bài Listening với tốc độ chậm, dễ hiểu từ các nguồn bên trên rồi thì hãy tiến sang cấp độ 2 (Trung cấp) này nhé.

Tại giai đoạn này, mình xin được giới thiệu 2 phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp note-taking

Đây là phương pháp viết ra những thông tin quan trọng và đáng lưu ý nhất trong bài Listening.

Với trình độ trung cấp, hãy tìm cách nhận diện đâu là thông tin chính phụ để take notes cho phù hợp. Những ghi chú này là nhân tố quan trọng giúp bạn nắm được nội dung của cả bài Listening.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến Z

Vậy note – taking bằng cách nào?

– Ngay từ ban đầu, hãy nghe và xác định được những thông tin nền: Cấu trúc bài nghe – Chủ đề chính – Các luận điểm – Mục đích của người nói

– Hãy viết thật nhanh (viết tắt). Đừng cố gắng viết cả câu đầy đủ, vì bạn không có đủ thời gian để làm điều đó đâu.

Nhận diện keyword hoặc thông tin quan trọng qua cách nhấn nhá trọng âm của người nói.

2.2.2. Phương pháp Nghe – Đoán Tiếng Anh (Guessing)

Phương pháp Nghe – Đoán không chỉ dừng lại ở việc đoán từ ngữ, mà còn là đoán ý. Vậy làm sao để áp dụng được phương pháp này?

– Khi gặp từ mới, hãy bỏ qua, đừng chần chừ mà làm mất nhịp của các ý sau đó. Sau khi đã nghe qua hết một lượt, hãy thử nhớ lại xem ngữ cảnh của câu, các cụm từ với ý nghĩa tích cực – tiêu cực để đoán ra được từ mới. Lưu ý: Không phải từ mới nào cũng tra, mà hãy chú ý đến những từ mới được nhấn nhá và cho là quan trọng.

– Việc đoán ý phụ thuộc vào hai câu kề trước và kề sau nó. Dựa vào những nguồn thông tin bổ trợ với các sắc thái khác nhau mà suy luận ra ý của câu mà bạn chưa nghe rõ.

2.2.3. Nguồn tài liệu

Vì chúng ta đã bước đến mức độ trung cấp rồi nên các bài Listening sẽ khó hơn một chút, tốc độ tăng lên, từ mới cũng xuất hiện nhiều hơn, với đa dạng các trường chủ đề khác nhau. Sau đây là những nguồn mà mình cho là phù hợp với giai đoạn này:

Breaking News English: Tổng hợp các bản tin ngắn chia thành nhiều cấp độ khác nhau với giọng đọc Anh – Anh

Business English Materials: phù hợp với những bạn đang làm trong mảng kinh doanh, hoặc muốn học thêm từ vựng về kinh doanh.

Story Online: Nếu bạn đang cảm thấy quá chán nản với muôn vàn các tin tức thì hãy đắm chìm vào thế giới truyện kể thiếu nhi bằng Tiếng Anh này nhé!

2.3. Giai đoạn 3 (Cao cấp)

Mình không có phương pháp luyện nghe nào cụ thể cho giai đoạn này cả. Bởi lẽ, bước đến giai đoạn này, bạn đã tích lũy một vốn kiến thức vừa đủ để nghe hiểu rồi. Vì thế, hãy tập trung nghe và nghe thật nhiều những Listening với tốc độ nhanh, với nhiều từ khó, hoặc có thể tập trung vào các bài nghe chuyên ngành.

Nếu bạn mong muốn tăng khả năng Nghe trong thời gian ngắn, tham khảo Top 3 Cách Luyện Nghe Tiếng Anh Nhanh Nhất Chỉ “Trong 6 Tháng”.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến ZSau đây là một số gợi ý của mình về nguồn tài liệu nghe:

BBC Learning English : Chương trình cho người học Tiếng Anh của đài BBC với chất giọng Anh – Anh

NPR Money : dành cho những bạn muốn tìm hiểu về kinh doanh hoặc kinh tế, tiền tệ.

TED talks: Tổng hợp những bài diễn văn bằng Tiếng Anh trên nhiều chủ đề khác nhau.

Hoặc bạn có thể tham khảo một số talk show phát sóng trên Youtube như sau:

Jimmy Kimmel Live : giọng Anh – Mỹ chuẩn

The Ellen DeGeneres Show: giọng Anh – Mỹ chuẩn

The Graham Norton Show: giọng Anh – Anh chuẩn

3. Bộ ba nhân tố bổ trợ giao tiếp Tiếng Anh: Ngữ pháp – Từ vựng – Phát âm

Muốn giao tiếp Tiếng Anh trôi chảy, bạn không phải chỉ cần 2 kỹ năng Nghe – Nói. Bạn còn cần trang bị vốn từ vựng rộng, ngữ pháp vững, cùng khả năng phát âm tốt.

Ta cùng lần lượt đi vào từng phương diện một nhé!

3.1. Ngữ pháp

Tiếng Anh giao tiếp có cần ngữ pháp không?

…….Ngữ pháp là cốt lõi của việc học bất kì một ngôn ngữ nào, đặc biệt là với Tiếng Anh. Để nắm vững được ngữ pháp, bạn không còn cách nào khác ngoài việc tham khảo sách, làm thật nhiều bài tập và thực hành thường xuyên.

Vậy, học ngữ pháp như thế nào cho hiệu quả?

– Chọn nguồn tài liệu uy tín, có đầy đủ các điểm ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao.

– Đặt mục tiêu: hằng ngày học được bao nhiêu điểm ngữ pháp.

– Đối với những điểm ngữ pháp khó, hãy làm nhiều bài tập từ nhiều nguồn khác nhau để dễ ghi nhớ. Tham khảo 100 Phrasal Verbs thông dụng trong Tiếng Anh.

– Dành thời gian thực hành: Áp dụng cấu trúc ngữ pháp vừa học vào giao tiếp Tiếng Anh thường ngày.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến Z

Ngữ Pháp Trong Tiếng Anh Giao Tiếp

Sau đây là những gợi ý của mình về nguồn tài liệu học ngữ pháp Tiếng Anh tốt:

English Grammar in Use – Raymond Murphy: Với hơn 145 đề mục ngữ pháp, đây là tất cả những gì bạn cần để nắm vững được ngữ pháp Tiếng Anh. Điểm mà mình đặc biệt yêu thích ở quyển sách này là giải thích về các điểm ngữ pháp khá chi tiết, dễ hiểu ngay cả cho người mới bắt đầu học.

Understanding and Using English Grammar – Betty Schramfer Azar: phù hợp với đối tượng mới bắt đầu học Tiếng Anh. Một điểm đặc biệt là quyển sách tích hợp cả audio, nên không chỉ giúp bạn hoàn thiện ngữ pháp Tiếng Anh, mà còn nâng cao khả năng Nghe một cách đáng kể.

Ngữ pháp Tiếng Anh – Mai Lan Hương: Theo mình nhận thấy thì quyển này có khá nhiều bài tập hay ho, “sát” với đề thi, đặc biệt phù hợp với những bạn ở bậc THCS hoặc THPT.

3.2. Từ vựng

Sở hữu một kho từ vựng phong phú sẽ giúp cho các cuộc hội thoại Tiếng Anh trở nên phong phú và tự nhiên hơn nhiều.

Sau đây là cách mình thường dùng để ghi nhớ được từ vựng nhiều và lâu nhất có thể:

– Chọn những nguồn tài liệu học từ vựng uy tín.

– Học từ vựng, phân loại từ, chia sắc thái khi sử dụng: tốt – xấu, tích cực – tiêu cực.

– Áp dụng vào câu cụ thể cho dễ nhớ, dễ thuộc.

– Cố gắng ôn luyện thường xuyên, đưa vào tình huống thường ngày.

 Mình xin được giới thiệu một vài nguồn học từ vựng mình đã trải nghiệm:

English Vocabulary in Use – Michael McCarthy: Sách có 4 quyển, tương ứng với trình độ từ sơ cấp đến cao cấp. Ưu điểm của quyển này là cách trình bày khá khoa học, với từ vựng, ví dụ, câu mẫu cùng bài tập thực hành cụ thể.

Luyện siêu trí nhớ từ vựng Tiếng Anh – Nguyễn Anh Đức: Sách gồm 13 trường từ vựng khác nhau, được xây dựng trên phương pháp học Tiếng Anh của người Do Thái. Với quyển sách này, bạn sẽ nhớ được lâu các từ vựng vừa học và áp dụng nhuần nhuyễn vào các tình huống thực tế.

Hack não 1500 từ vựng Tiếng Anh – Nguyễn Văn Hiệp: Điểm đặc biệt của cuốn sách là qua mỗi unit, có thêm mẩu truyện chêm vào giúp bạn ghi nhớ từ vựng lâu hơn. Ngoài ra, sách còn có file audio, giúp tăng khả năng phát âm và Nghe Tiếng Anh.

– 4000 Essential English Words – Paul NationSách này là 1 series bao gồm 6 quyển, mức độ tăng dần từ dễ đến khó. Mỗi quyển chứa khoảng 600 – 700 từ vựng dễ dàng áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.

3.3. Phát âm

Phát âm là yếu tố đầu tiên người nghe quan tâm đến khi bạn nói Tiếng Anh. Phát âm đúng giúp người nghe hiểu bạn đang muốn nói gì, từ đó khiến cuộc hội thoại diễn ra mạch lạc và tự nhiên.

Cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp của du học sinh Mỹ từ A đến Z

Mình học phát âm Tiếng Anh như thế nào?

– Mình bắt đầu từ 44 âm Tiếng Anh cơ bản. Với mỗi âm, mình sẽ cố tìm ra tầm 10 ví dụ để luyện tập không ngừng.

(Bạn có thể tham khảo các âm Tiếng Anh cơ bản trong Bảng phát âm IPA quốc tế)

– Học phát âm Tiếng Anh qua các đầu sách uy tín (mình sẽ list bên dưới).

– Bắt chước nói đúng phát âm và ngữ điệu trong talkshow/các chương trình Tiếng Anh.

Các nguồn tài liệu học phát âm Tiếng Anh hiệu quả:

Ship or Sheep – Ann Baker: Điểm mình thích ở quyển sách này là cách trình bày có hệ thống, với phần luyện âm, luyện dấu, ngữ điệu ở cuối mỗi bài. Ngoài ra, sách còn có audio giúp bạn dễ dàng luyện tập và thực hành giao tiếp Tiếng Anh.

English Pronunciation in use (Trọn bộ): Sách chia ra làm 3 bộ, tương ứng với 3 cấp độ Elementary, Intermediate và Advanced cùng 60 bài học khác nhau về phát âm, nhấn âm, nối âm và ngữ điệu. Các bạn có thể lựa chọn bộ tùy theo trình độ hiện tại của bản thân.

 

Trên đây là toàn bộ những bí quyết giúp bạn tự tin giao tiếp Tiếng Anh trong khoảng thời gian mục tiêu 6 tháng.

Lời khuyên của mình là bạn hãy kết hợp việc học và thực hành từng mảng kỹ năng một chứ đừng học một cách riêng lẻ, bởi các kỹ năng đều có liên quan mật thiết với nhau.

Hy vọng rằng qua cẩm nang học Tiếng Anh giao tiếp này của mình, các bạn có thể hoàn toàn tự tin “đối đầu” với Tiếng Anh mà không còn e dè hay lo sợ gì nữa!